Một Số Trò Chơi Truyền Thống Của Nhật Bản

1. Trò chơi Nhật Bản Ohajiki

Ohajiki có nghĩa là những miếng thủy tinh hình cầu dẹt. Với những màu sắc lấp lánh và đẹp mắt, ohajiki là một trong những trò chơi yêu thích của các bé gái Nhật Bản. Ohajiki có nguồn gốc từ trung quốc và du nhập vào Nhật Bản từ thời kỳ Nara. Thời đó chưa có điều kiện để sản xuất ra được những hình ohajiki với muôn sắc màu đẹp mắt như bây giờ, chính vì thế trẻ con thời đó phải tìm những viên sỏi hay đá cuội để thay thế.

Cách chơi Ohajiki:

Ohijiki có cách chơi khá tương đồng với trò chơi bắn bi ở Việt Nam. Trước tiên, mỗi người tham gia sẽ cùng bỏ ra một số lượng Ohajiki bằng nhau và để chúng lên mặt phẳng như sàn nhà, mặt bàn…Thứ tự chơi sẽ được quyết định bằng trò oẳn tù tì. Ai thắng sẽ đi trước. Người chơi vẽ một đường thẳng ra, rồi búng viên này vào viên kia. Nếu người chơi búng viên ohajiki như đã định thì sẽ được lấy viên đó. Cuối cùng người có nhiều Ohajiki sẽ là người thắng cuộc.

2. Trò chơi Nhật Bản Tako

Nếu Ohajiki là trò chơi yêu thích của các bé gái Nhật Bản thì tako – hay chính là trò thả diều lại là trò chơi dành cho các bé trai. Giống Ohajiki, Tako cũng là trò chơi bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Nhật Bản từ thời Heian. Nhưng phải đến thời Edo thì thả diều mới thực sự phổ biến.

Những con diều Nhật Bản cũng hết sức phong phú và đa dạng với đủ các hình thù và chủng loại khác nhau. Thông thường sẽ có diều 4 cạnh và diều 6 cạnh. Còn họa tiết in trên diều có thể là các hình thù tượng trưng cho văn hóa Nhật Bản. Về cách chơi thả diều thì có lẽ không phải bàn nhiều vì đây cũng là một trong những trò chơi yêu thích của trẻ em Việt Nam.

3. Trò chơi Nhật Bản Karuta

Karuta là một trong những trò chơi truyền thống vào mỗi dịp đầu năm mới của người Nhật Bản xuất hiện từ thời Edo. Kataru là bộ bài có hình chữ nhật, khá giống với bộ bài tây của Việt Nam. Tuy nhiên trên các lá bài lại in những hình ảnh, chữ cái hay thậm chí là cả thơ.

Cách chơi Karuta: khi chơi một người chơi sẽ đọc to một lá bài (yomi-fuda) và những người khác ngồi xung quanh tranh nhau để giành lấy quân bài tương ứng trong những quân bài trước mặt. Chung cuộc, người nào có nhiều bài nhất sẽ thắng. Có 3 thể loại chính gồm : Uta garuta, Iroha garuta và Hanafuda.

4. Trò chơi Nhật Bản Fukuwarai

Trò Fukuwarai là một trong những trò chơi rất thịch hành vào thời Edo. Đến thời Taisho và cho đến tận bây giờ, Fukuwarai  là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội mừng xuân ở Nhật.

Cách chơi Fukuwarai: Trong trò chơi này, những người chơi bị bịt mắt trước mặt họ được đặt phía trước một bức hình khuôn mặt chưa có mắt mũi gì cả. Yêu cầu của trò chơi là người chơi phải đặt những mảnh giấy có hình dạng đôi mắt, mũi và mồm vào đúng vị trí của chúng trên khuôn mặt.

Ban đầu người ta chỉ dùng một hình dạng mặt duy nhất trong trò chơi này: khuôn mặt tròn đầy và vui nhộn của một người phụ nữ. Nhưng trải qua nhiều năm, những khuôn mặt khác, phản ánh từng thời kì người ta tạo ra nó, cũng được sử dụng rộng rãi: các diễn viên nổi tiếng, các anh hùng truyện tranh…